Cách nhìn về Maria Maria

Cái nhìn từ các nhánh Kitô giáo

Công giáo Rôma

Bài chi tiết: Maria (Công giáo)

Trong Giáo hội Công giáo Rôma, bà Maria được tôn vinh là "Đầy Ơn Phúc" (từ tiếng Latinh: beatus) nhằm công nhận rằng bà được lên thiên đàng ngự gần Thiên Chúa và có khả năng can thiệp, cầu thay nguyện giúp cho những người cầu nguyện với bà. Nhưng Giáo lý Công giáo minh định rõ ràng rằng bà Maria không được coi là có quyền phép như Thiên Chúa và lời cầu nguyện của loài người không phải bà đáp ứng nhưng là do Thiên Chúa đáp ứng. Bốn tín điều quan trọng của Công giáo về bà Maria: Mẹ Thiên Chúa, đồng trinh trọn đời, vô nhiễm nguyên tội, hồn xác lên trời.

Maria có một vai trò trung tâm trong giáo lý, niềm tin và thực hành tôn giáo của Công giáo Rôma hơn trong bất kỳ nhóm Kitô giáo khác. Trong nhiều thế kỷ, người Công giáo đã thực hiện các hành vi tận hiến và uỷ thác cá nhân, tổ chức của họ cho bà Maria vì họ tin rằng bà sẽ hướng dẫn trong sự hoạt động của họ. Những thực hành tôn giáo chủ yếu của họ liên quan đến bà Maria là: đọc Kinh Mân Côi, đeo Áo Đức Bà và hành hươg đến các linh địa Maria. Đặc biệt, Tháng NămTháng Mười là truyền thống mà các tín đồ Công giáo đẩy mạnh sự tôn kính bà Maria. Nhiều vị giáo hoàng đã ban hành các thông điệp khuyến khích lòng sùng mộ và tôn kính Maria.

Truyền thống Công giáo cũng cho rằng bà Maria có công trạng trong công trình cứu rỗi của Giêsu (đồng công cứu chuộc) nhưng không định quan điểm đó là một học thuyết.

Chính Thống giáo Đông phương

Xem thêm: TheotokosThánh ca Maria
Đức Mẹ Vladimir, một trong những bức họa linh thiêng nhất về Theotokos (Theotokos là tiếng Hy Lạp có nghĩa là Đức Mẹ).

Chính thống giáo Đông phương gồm có một số lượng truyền thống lớn về Đức Mẹ, Theotokos.[58] Chính Thống giáo tin rằng bà đã và vẫn là trinh nữ trước và sau khi chúa Giê-su sinh ra.[28] Cái tên Theotokia (hay còn gọi là thánh ca Maria) là một phần thiết yếu của tĩnh tâm trong Chính Thống giáo và sự tôn sùng của họ đã làm cho Theotoko trở thành nhân vật quan trọng nhất chỉ sau chúa Giê-su.[59] Trong truyền thống Chính Thống giáo, các cấp bậc của các thánh bắt đầu từ trên xuống thấp như sau: Theotoko, thiên thần, tiên tri, tông đồ, các Cha, Thánh tử đạo... Đức Mẹ được xếp bậc cao hơn cả thiên thần. Đức Mẹ còn được tôn vinh làm "Đức Mẹ của các thiên thần."[60]

Quan điểm của Giám mục giáo hội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cách nhìn về Maria của Chính Thống giáo. Tuy nhiên, quan điểm Chính Thống giáo về Đức Mẹ là từ các bài thánh ca ngắn (tiếng Anh" Doxology") thay vì có tính chất học thuật: những quan điểm của họ được trình bày qua những bài thánh ca, ca tụng, thơ tế lễ và sự tôn sùng của các biểu tượng. Một trong những bài thánh ca được nhiều người yêu thích nhất là Akathist, nó được hiến dâng tới Maria và nó nhiều khi còn được gọi là Bài thánh ca Akathist.[61] Năm trong mười hai đại lễ của Chính Thống giáo dùng để ăn mừng tôn sùng Maria.[28] Ngày lễ Chính Thống giáo trực tiếp liên kết danh tính Đức Mẹ như Đức Mẹ của đức Chúa trời còn với biểu tượng tôn sùng.[62] Các lễ Chính Thống giáo khác cũng có liên kết với những mầu nhiệm của biểu tượng của Theotoko.[59]

Tin Lành

Cộng đồng Tin lành tin có sự hoài thai Giêsu một cách mầu nhiệm của bà Maria, nhưng cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Giêsu, sau đó không còn đồng trinh nữa. Thậm chí một số phái Tin lành cho rằng Kinh Thánh nói bà Maria sau khi sinh Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con một cách bình thường như các phụ nữ khác. Họ đã trích dẫn những câu Kinh Thánh nói về việc bà Maria có con thêm với ông Giuse, như trong Phúc âm Mátthêu (13:55-56) có nói: "... Anh em Ngài (Giêsu) có phải là Giacô, Giosep, Simson, Giuđa ?",[63] hoặc sách Giăng (2:12) còn nói rõ hơn: "Sau việc đó, anh em và môn đệ Ngài (Giêsu) đều xuống thành Ca-bê-na-um".[64] Do vậy, Tin Lành chỉ dành sự quan tâm bà Maria về vị trí là mẹ trần thế của Giêsu chứ không tôn sùng bà Maria như Công giáo. Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy Giêsu, chứ không phải là mẹ thần tính của Thiên Chúa.[65]

Hồi giáo

"Trinh nữ Maria và Giêsu", tiểu họa cổ của Ba Tư

Maria cũng được ghi nhận như là một phụ nữ có vị trí đặc biệt và vinh dự trong Hồi giáo. Có thể nói rằng, Maria được đề cập trong Kinh Qur'an nhiều hơn trong Tân Ước. Tên bà được nhắc đến 34 lần trong Chương III của Kinh Qur'an, hơn cả số lần trong Kinh thánh.[5][66] Có cả một chương "Mẹ Maria" (Mariam) được các tín đồ Hồi giáo diễn tả là chương hay nhất trong toàn bộ kinh Qur'an. Maria là phụ nữ duy nhất được nêu đích danh trong Kinh Qur'an.[66] Chương III trong kinh Qur'an là chương Imran, theo tên của Cha bà Maria. Đây là chương duy nhất có nói đến thân phận của một người phụ nữ ở kinh Qur'an.[67] Trong Hồi giáo, bà xuất hiện với địa vị là mẹ của "tiên tri Giêsu".[68] Kinh Qur'an nói về việc Maria dâng mình trong Đền thờ Giêrusalem, về lễ tẩy trần, về cuộc truyền tin, về sự trinh thai và về việc sinh Giêsu. Maria được Hồi giáo nhận biết và tôn kính là người được thánh hóa và cao trọng nhất trong các phụ nữ, và là sự hoàn hảo tâm linh: "Các thiên thần nói: Maria! Thiên Chúa đã chọn bà và thanh tẩy bà – chọn bà hơn hẳn các phụ nữ ở mọi quốc gia"[69] và "Maria! Xin thờ lạy Thiên Chúa: Xin phủ phục, và quỳ gối (khi cầu nguyện) với những người cùng quỳ gối".[70]

Điều ngạc nhiên đối với nhiều người Công giáo là Hồi giáo chấp nhận "sự đồng trinh trọn đời" của Maria, gián tiếp có nghĩa là Vô nhiễm Nguyên tội – hai tín điều chính về Maria của Công giáo. Trong kinh Qur'an, bà Maria được nhận biết là thụ tạo duy nhất không mắc Tội Tổ Tông từ trước khi làm người, được giữ thoát khỏi mọi tội suốt cả đời. Trong lời cầu nguyện của Maria trong kinh Qur'an: "Lạy Chúa, con dấn thân phục vụ Ngài từ trong lòng con. Xin Ngài thương nhận. Chỉ mình Ngài lắng nghe và thấu suốt mọi sự".[71] Và khi Maria sinh Chúa Con, Maria nói: "Lạy Chúa, con được gọi là mẹ của Người. Xin bảo vệ con và con cháu khỏi Satan... và xin Con Chúa chấp nhận con".[72]

Ở phần khác, kinh Qur'an viết: "Thiên thần nói: Hỡi Cô Maria, Allah đã chọn Cô và thanh tẩy Cô. Ngài đã chọn Cô hơn hẳn các phụ nữ khác. Hỡi Cô Maria, hãy tận hiến cho Thiên Chúa".[69][70]

Kinh Qur'an nói về sự đồng trinh của Maria: "Đối với các tín hữu, Thiên Chúa thiết lập một tấm gương"[73] và "Maria... người đã giữ mình đồng trinh và nơi cung lòng ấy, chúng ta hít thở Chúa Thánh Thần; Đấng đã làm Mẹ tin Lời Chúa và Kinh thánh, đồng thời rất đạo hạnh".[5][74]

Một số niềm tin tương đồng và dị biệt về Maria giữa Công giáoHồi giáo.

Công giáoHồi giáo
Là mẹ Thiên Chúa: Vì tin rằng Giêsu vừa là Thiên Chúa, vừa là con người, nên mẹ của Người cũng là mẹ của ChúaMẹ của tiên tri Giêsu: Vì không tin Giêsu là Thiên Chúa làm người, mà chỉ là một nhà tiên tri mà thôi
Trọn đời đồng trinh: Giuse là hôn phu, nhưng Maria vẫn đồng trinh trọn đờiTrọn đời đồng trinh: Sau khi sinh hạ tiên tri Giesu sống suốt đời đồng trinh
Người nữ được nhiều ơn phúc nhất vì cưu mang GiêsuNgười nữ được nhiều ơn phúc nhất vì cưu mang Giêsu
Là người nữ Cao trọng nhất trên thiên đàngCao trọng nhất trên thiên đàng
Cả hồn và xác đều được lên trờiChết và được chôn như người bình thường
Vô nhiễm nguyên tộiKhông tin vào nguyên tội, vì thế không có khái niệm Vô nhiễm nguyên tội

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Maria http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luca%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luca%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Mark%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Mark%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthe... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthe... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthe...